Liệu ăn thịt vịt quay có béo không?

4552 lượt xem

Với hương vị thơm ngon, cùng vẻ ngoài bắt mắt, vịt quay chính là món ăn mà chẳng ai có thể không yêu thích cả. Vậy nhưng, khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến vóc dáng hay sức khỏe của mình, việc lựa chọn từ bỏ những món ăn mà mình yêu thích là điều dễ hiểu. Vậy ăn thịt vịt quay có béo không? Và nếu vẫn muốn ăn thì phải làm sao? Cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau của Bảo Việt nhé.

Thịt vịt quay có bao nhiêu calo?

Trước khi biết việc ăn thịt vịt quay có béo không thì ta sẽ tìm hiểu xem thịt vịt quay có chứa bao nhiêu calo. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cứ 100 gram thịt vịt lại chứa 211 calo. Ngoài ra, trong thịt vịt còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất khác như protein, sắt, các loại vitamin và khoáng chất, phốt pho, canxi…Cụ thể, 100g thịt vịt chứa 17g protein, 15g chất béo không bão hòa và 5g chất béo bão hòa. Nếu chúng ta ăn thịt vịt đã được bỏ da thì lượng calo sẽ giảm xuống chỉ còn 130 calo/100g thịt vịt.

Vịt quay có bao nhiêu calo
Vịt quay có bao nhiêu calo

Tuy nhiên, lượng calo sẽ còn phụ thuộc vào cách mà ta chế biến thịt vịt. Với vịt quay, do sử dụng thêm nhiều loại gia vị tẩm ướp chế biến như dầu ăn, đường, mật ong, nước tương…nên hàm lượng calo trong vịt quay tương đối cao, lên tới 336 calo/100g thịt vịt.

Ăn thịt vịt quay có béo không?

Với hàm lượng calo cao như vậy, thì nếu chúng ta ăn vịt quay thường xuyên sẽ chắc chắn dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Đặc biệt, phần da vịt quay, vốn là điểm hấp dẫn nhất của món ăn, lại là phần có lượng calo cao (tương đương việc bạn ăn một bát cơm) và chứa chất béo không bão hòa. Vì thế, món ăn này sẽ không phải là lựa chọn tối ưu dành cho những người đang có nhu cầu giảm cân.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ta không nên ăn thịt vịt. Nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng ăn thịt vịt có rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Ăn thịt vịt đúng cách sẽ có lợi cho hoạt động chức năng của tim, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch, hỗ trợ người sau điều trị bệnh như tăng huyết áp, đau đầu. Sử dụng thịt vịt cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng, trấn an tinh thần. Thịt vịt chứa nhiều vitamin B3, tham gia vào quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng bên trong cơ thể, giúp cải thiện khả năng của não bộ và hệ thần kinh, hỗ trợ việc sản xuất hồng cầu, hormone, DNA. Nhờ vậy mà giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, giúp xương chắc khỏe hơn.

Xem thêm: Chia sẻ cách làm vịt quay sốt tiêu đen thơm ngon hấp dẫn

Thịt vịt có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Thịt vịt có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Những điều cần chú ý khi thưởng thức vịt quay

Như vậy là câu trả lời cho việc ăn thịt vịt quay có béo không đã có. Vậy nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu chúng ta không thưởng thức món ăn với hương vị tuyệt vời này. Sau đây sẽ là những lưu ý dành cho các bạn.

  • Thời điểm ăn: Nếu có thể, chúng ta nên thưởng thức các món ăn từ thịt vịt nói chung, và vịt quay nói riêng vào buổi sáng và buổi trưa. Bạn có thể bắt đầu một ngày mới với tô phở vịt quay thơm ngon mà vẫn tốt cho sức khỏe. Việc ăn vịt vào bữa tối sẽ vừa khiến các chất dinh dưỡng trong thịt vịt phản tác dụng, chất béo bị tích tụ trong cơ thể mà không được chuyển hóa thành năng lượng, vừa khiến trọng lượng cơ thể chúng ta tăng lên.
  • Chỉ nên ăn thịt vịt nhiều nhất 2 lần/tuần và nên hạn chế ăn phần da vịt.
Những lưu ý khi ăn vịt quay
Những điều cần chú ý khi thưởng thức món vịt quay
  • Ăn dưa chua kèm vịt quay: Axit amin có nhiều trong dưa được muối chua có tác dụng giảm ngấy và giảm hàm lượng chất béo từ thịt vịt quay.

Những trường hợp sau đây cần tránh ăn thịt vịt quay:

  • Những người bị bệnh gout không nên ăn thịt vịt, vì chất purin trong thịt vịt sẽ làm tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu, gây nên những cơn đau cho người bệnh gout và khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát.
  • Những người vừa thực hiện phẫu thuật: thịt vịt cũng giống như một số loại thực phẩm khác sẽ khiến vết thương hở do phẫu thuật đau và sưng hơn, thời gian hồi phục kéo dài hơn.
  • Những người đang ốm: Những người đang bị cảm cúm nên tránh ăn thịt vịt vì đây là loại thực phẩm có tính hàn, sẽ khiến tình trạng cảm cúm kéo dài hơn. Chỉ sử dụng thịt vịt trong quá trình hồi phục sau ốm.
  • Những người đang bị thừa cân và béo phì không nên ăn thịt vịt, đặc biệt là vịt quay.
  • Tránh ăn thịt vịt cùng các loại thực phẩm như ba ba, mộc nhĩ, quả óc chó. Những loại thực phẩm này có những hoạt chất làm biến đổi đạm, giảm lượng chất dinh dưỡng từ thịt vịt nạp vào cơ thể.

Cách chế biến vịt quay ít béo nhất

Chú ý: Cách làm vịt quay Quảng Đông chuẩn vị thơm ngon nhất

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm vịt, tỏi băm, hành khô băm, dầu hào, đường ăn kiêng, ngũ vị hương, bột canh…
Hướng dẫn làm vịt quay ít béo nhất
Cách chế biến vịt quay sao cho ít béo nhất
  • Bước 2: Tiến hành sơ chế thịt vịt với hỗn hợp gừng và rượu trắng. Sử dụng hỗn hợp này để chà xát lên khắp bên trong và bên ngoài mình vịt để khử mùi hôi của thịt vịt. Sau đó để vịt 20 phút rồi đem vịt rửa lại một lần với nước sạch và để ráo nước.
  • Bước 3: Tiến hành ướp thịt vịt với 2 thìa dầu hào, 1 thìa ngũ vị hương, 1 thìa đường ăn kiêng, tỏi và hành khô băm nhuyễn. Bạn lấy tay trộn thật đều cả bên ngoài và bên trong vịt, sau đó đem vịt treo ở nơi thoáng mát trong khoảng từ 6-8 tiếng.
  • Bước 4: Đặt một chiếc chảo sâu lòng lên bếp. Cho vào chảo một hỗn hợp gồm 2 thìa tỏi, 3 thìa canh mạch nha, gừng, nước, nước tương và giấm rồi đun sôi. Cầm đầu vịt đặt vào trong chảo, dùng muôi lớn múc hỗn hợp này dội lên khắp thân vịt nhiều lần. Sau đó đem treo vịt lên nơi khô ráo thoáng mát trong khoảng 7-8 tiếng.
Xối hỗn hợp gia vị lên mình vịt
Dùng muôi xối hỗn hợp lên mình vịt nhiều lần cho vịt thấm đều
  • Bước 5: Cho vịt vào trong lò quay vịt. Hiện tại có nhiều loại lò có kích cỡ nhỏ phù hợp cho gia đình như lò quay vịt inox 40, 50, 60. Nếu không có những loại lò này thì bạn có thể dùng lò nướng. Điều chỉnh nhiệt độ của lò ở mức 160-170 độ C, và quay vịt trong khoảng từ 50-55 phút. Hãy nhớ sau khi quay nướng khoảng 20 phút thì bạn lật vịt để cho vịt được chín đều. Sau khi tắt lò thì đợi cho phần mỡ vịt chảy ra, da vịt được khô lại rồi lấy vịt ra thái nhỏ và đặt vào đĩa.

=> Tìm hiểu thêm: Cách làm vịt quay Bắc Kinh đầy đủ nhất như ở nhà hàng

Qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được việc ăn thịt vịt quay có béo không, cũng như lượng calo trong thịt vịt là bao nhiêu. Vì thế, hãy có chế độ ăn uống và tập luyện thật lành mạnh, để cơ thể có thể vẫn tận hưởng những món ăn ngon như vịt quay nhưng vẫn có lợi cho sức khỏe. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết trong chuyên mục Góc ẩm thực của Máy chế biến thực phẩm Bảo Việt để có thêm thông tin về nhiều món ngon khác nhé.

Đừng quên chia sẻ các bài viết nhé!

Xin chào, tôi là Linh Phùng, chuyên gia về máy chế biến - bảo quản thực phẩm, đồng thời là một người có niềm đam mê ẩm thực. Được thực hiện, áp dụng các công thức chế biến độc đáo và sử dụng các thiết bị hiện đại để giúp các đầu bếp thực hiện các món ăn ngày càng nhanh chóng và hấp dẫn hơn chính là khao khát lớn nhất của tôi
""

Tìm thêm

Để lại một bình luận