Kinh nghiệm kinh doanh quán phở phát đạt

766 lượt xem

Trong các loại hình đồ ăn sáng, phở luôn được coi là món ăn top 1 nhờ hương vị thơm ngon, cùng nước dùng nóng hổi đậm đà. Nhờ nhu cầu khổng lồ của người dân mà đã có rất nhiều người “ăn nên làm ra” nhờ mở cửa hàng bán phở, khiến đây trở thành mô hình kinh doanh hấp dẫn. Vậy nhưng, không phải ai cũng có thể thành công khi bắt tay vào làm. Vì thế, những kinh nghiệm kinh doanh quán phở mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ là những tips rất hữu ích để bạn có thể tham khảo trước khi quyết định đầu tư nhé.

Kinh nghiệm kinh doanh quán phở – Những công việc cần chuẩn bị

Một kế hoạch kinh doanh chi tiết, tường tận đến từng đồng chính là cốt lõi trong kinh nghiệm kinh doanh quán phở của những chủ quán phở, nhà hàng phở đắt khách. Vậy cụ thể thì chúng ta sẽ cần chuẩn bị những gì?

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Việc nghiên cứu, phân tích thị trường là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh nói chung và kinh doanh đồ ăn sáng, trong đó có quán phở nói riêng. Mục đích của việc này nhằm giúp chủ sở hữu có được cái nhìn tổng quan về thị trường hiện nay, để từ đó có thể có được những lựa chọn, chiến lược kinh doanh sao cho tối ưu nhất.

Một số câu hỏi mà bạn cần tìm được câu trả lời sẽ là:

  • Tiềm năng của thị trường quán phở tại khu vực của bạn?
  • Đối tượng khách hàng chủ yếu là những ai, những đặc điểm tiêu dùng của họ là gì, họ thường ăn món phở gì và yêu cầu của họ về món phở như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh là những ai, lượng khách ra sao, thời gian mở cửa và những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ là gì?

=> Có thể bạn quan tâm: Cách làm phở tái lăn không bị quắt và khô thịt bán 500 bát/ngày

Nghiên cứu và phân tích thị trường bán phở
Việc nghiên cứu và phân tích thị trường sẽ là bước đầu tiên bạn cần thực hiện

Việc có được một bản nghiên cứu thị trường đầy đủ sẽ giúp cho bạn tìm ra được quy mô của cửa hàng bán phở của bạn và xác định lợi thế bán hàng (Unique Selling Point) của quán phở của bạn là gì để thu hút khách hàng hơn so với các đối thủ? (Giá cả, chất lượng món ăn, trải nghiệm mới lạ…).

Xác định rõ quy mô và nguồn vốn của quán phở

Việc lựa chọn quy mô của quán phở sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn mà bạn có thể bỏ ra. Trong trường hợp nguồn vốn mà bạn có lớn, khoảng trên 200 triệu đồng thì có thể nghĩ đến các mô hình quán phở quy mô lớn. Tuy nhiên, thường thì những người lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh sẽ không có nhiều vốn lẫn kinh nghiệm. Vì thế, trong trường hợp số vốn nhỏ hơn 200 triệu, bạn nên lựa chọn một quán phở có quy mô nhỏ là đủ. Bởi lẽ, số vốn này sẽ cần sử dụng để đầu tư mua sắm rất nhiều khoản, ví dụ như tiền thuê mặt bằng, mua trang thiết bị chế biến, đầu tư mua sắm bàn ghế – dụng cụ ăn uống, trang trí quán, nhập nguyên liệu, trả nhân công…

Xác định nguồn vốn mở quán phở
Xác định nguồn vốn mở quán phở

Chọn lựa mặt bằng mở quán phở thích hợp

Một quán phở, ngoài yếu tố chất lượng và giá cả của món ăn thì địa điểm cũng là một yếu tố quan trọng để kéo khách hàng đến quán. Nếu vị trí quán ở nơi không thuận lợi, khách hàng khó biết đến, khó tiếp cận, thì chắc chắn công việc kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn, nhất là trong giai đoạn mới mở quán. Vì thế, để có thể thực hiện cách mở quán phở thành công, bạn sẽ cần chú ý đến các yếu tố sau để có mặt bằng kinh doanh phù hợp:

  • Mặt bằng nên có vị trí giao thông thuận tiện, dễ tìm, có chỗ để xe
  • Mặt bằng cần được bố trí ở những nơi đông dân cư sinh sống và qua lại, hoặc có thể ở những nơi gần các cơ quan, văn phòng, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp…
  • Vị trí khu vực mở quán phở phải đảm bảo an ninh an toàn
  • Giá thuê mặt bằng phù hợp với khả năng tài chính của bạn
Tìm mặt bằng mở quán phở
Vị trí mặt bằng nên ở các khu đông dân cư, người lao động…

Tìm kiếm nguồn nhập nguyên liệu ổn định và an toàn

Một bát phở ngon là thành phẩm sau cùng của rất nhiều loại nguyên liệu như bánh phở, thịt bò/gà, xương ống, hành lá,… Để có thể xác định được những nhà cung cấp nguyên liệu cho quán phở của bạn, hãy chú ý đến một số yêu cầu:

  • Cung cấp thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nhà phân phối cần có uy tín, cam kết đảm bảo số lượng hàng đầy đủ theo từng ngày để không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của quán phở
  • Đàm phán để có được giá nhập hàng tốt nhất, giúp tối ưu chi phí và lợi nhuận cho quán phở

Hãy chú ý tìm hiểu kỹ các thông tin về thị trường, feedback từ những người khác đang làm trong cùng lĩnh vực này để có thể chọn ra được những đơn vị cung ứng nguyên liệu uy tín nhất nhé.

Lựa chọn đơn vị cung ứng nguyên liệu
Cung cấp thực phẩm an toàn và ổn định sẽ là điều bạn cần từ nhà cung cấp nguyên liệu

Tuyển dụng nhân viên quán phở

Việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng là một yêu cầu quan trọng nếu bạn đang muốn mở quán phở bò, phở gà. Nếu như quán phở có quy mô nhỏ thì có thể chỉ cần thuê một, hai nhân sự làm việc theo giờ là có thể đáp ứng được. Việc thuê nhân viên làm việc part-time như vậy sẽ giúp tối ưu chi phí mở quán phở. Còn nếu quy mô quán lớn thì có thể thuê nhiều nhân sự làm việc full-time để phục vụ công việc hiệu quả và ổn định.

Mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh quán phở

Để có thể kinh doanh mô hình quán phở hiệu quả, thì việc mua sắm các trang thiết bị chế biến và phục vụ khách ăn tại chỗ là đầu việc cần phải được chú ý đặc biệt. Có thể chia các danh mục thiết bị cần mua sắm gồm 2 loại: thiết bị phục vụ chế biến và thiết bị phục vụ khách ăn tại quán.

Các thiết bị chế biến thường xuất hiện trong mô hình quán phở gà, phở bò hiện nay sẽ gồm có tối thiểu 2 bộ nồi điện nấu phở, bàn để nguyên liệu và phục vụ chế biến, các dụng cụ phục vụ chế biến khác như muôi, rổ…Trong đó, 2 chiếc nồi đun nước dùng có vai trò quan trọng nhất. Thường thì tại các quán, sẽ có 1 nồi có dung tích lớn để ninh xương lấy nước, còn nồi còn lại sẽ dùng để chắt nước dùng từ nồi lớn sang, phục vụ các công đoạn làm phở như trụng bánh phở, chần thịt bò, chan nước dùng.

Sử dụng nồi phở điện
Các hàng phở hiện nay đã chuyển sang dùng nồi phở dùng điện để nấu nhanh hơn

Nếu quy mô quán phở ở mức trung bình hay lớn, bạn có thể sử dụng thêm một số loại máy chuyên dụng như các dòng máy cắt thịt hoặc máy cưa xương bò. Các công đoạn cắt thịt bò tươi làm bò tái, bò chín làm phở thịt chín hay cưa xương để ninh lấy nước dùng sẽ được thực hiện nhanh chóng và nhàn nhã hơn rất nhiều khi sử dụng các mẫu máy này. Bên cạnh đó, trang bị các loại bồn rửa inox công nghiệp cỡ lớn hoặc máy rửa bát sóng siêu âm cũng sẽ là những yêu cầu gần như bắt buộc để có thể xử lý cả trăm, cả ngàn bộ bát đũa sau mỗi buổi bán hàng.

Sử dụng máy rửa bát siêu âm
Nâng cao năng suất rửa bát đũa với máy rửa chén công nghệ sóng siêu âm

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị các trang thiết bị để phục vụ khách ăn tại quán. Các loại bàn ghế, đũa, thìa, bát, giấy ăn, các hộp đựng thìa bát, đựng giấy và các loại gia vị sẽ là yêu cầu tối thiểu mà bất kì quán phở nào cũng cần phải có. Để khách có được trải nghiệm thoải mái nhất, bạn cũng nên trang bị một vài chiếc quạt điện, đèn điện chiếu sáng, hoặc thậm chí có thể trang trí cho quán bằng tranh ảnh nếu có thể.

Xây dựng công thức nấu phở và menu độc đáo

Tất nhiên là việc xây dựng món phở vẫn phải dựa trên công thức truyền thống. Tuy nhiên, bạn có thể tìm cách nêm thêm các loại gia vị, sao cho món phở của bạn có được hương vị thơm ngon độc đáo để khách hàng phải nhung nhớ và quay lại sau lần trải nghiệm đầu tiên. Có thể tìm cách để tạo hương vị đặc biệt cho nước dùng phở, hoặc các loại gia vị dùng kèm.

=> Xem thêm: Công thức nấu phở bò kinh doanh siêu hút khách

Xây dựng menu bắt mắt mới lạ
Menu bắt mắt sinh động sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng hơn

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm đa dạng menu quán phở của mình hơn. Menu sẽ cần có đầy đủ các món ăn mà quán đang phục vụ, nên có thêm hình ảnh của món ăn để kích thích khả năng gọi món của khách hàng. Những món ăn ngon và bán chạy nhất nên được đặt ở phần đầu của menu. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm việc phục vụ các món ăn, nước uống khác như cơm rang, phở trộn, cháo, mỳ, trà, sữa đậu nành, nước ngọt…để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, cũng như gia tăng doanh thu của quán.

=> Xem thêm: Bật mí 2 cách nấu phở chay ngon nhất dành cho bạn

Kinh nghiệm mở quán phở – Thực hiện hoạt động marketing

Cách mở quán phở thành công hiện nay là ngoài chất lượng món ăn, bạn còn phải tìm cách để có thể khiến thương hiệu quán phở của bạn được nhiều người biết đến nhất có thể. Nhất là với một quán phở mới mở, sẽ thật khó để bạn có thể thu hút được lượng khách hàng trung thành của các đối thủ khác trong cùng khu vực nếu không có các hoạt động marketing, khuyến mại hấp dẫn. Những chương trình ưu đãi sẽ ngay lập tức gây được sự tò mò, chú ý và thôi thúc khách hàng lần đầu trải nghiệm. Tuy nhiên, hãy thật cẩn trọng trong cách diễn đạt để khách hàng không hiểu lầm về chương trình khuyến mãi của bạn.

Một số cách thức marketing quán phở mà bạn có thể thực hiện như:

  • Treo khẩu hiệu, băng rôn quảng bá thương hiệu
  • Phát tờ rơi
  • Giảm giá món ăn nhân dịp khai trương vào các dịp đặc biệt
  • Tặng quà, phiếu giảm giá để khách hàng sử dụng ở những lần sau
  • Quảng cáo trên các nền tảng online (Facebook, Zalo, Google, TikTok…)

Kinh doanh quán phở với các nền tảng giao đồ ăn online

Với việc khách hàng đang ngày càng đòi hỏi sự tiện lợi, thì việc phục vụ đồ ăn giao tại nhà đã và đang là yêu cầu tất yếu mà mỗi quán ăn cần phải đáp ứng. Có rất nhiều kênh bán hàng online như qua fanpage, các app giao hàng (Shopee Food, Grab Food…). Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tiếp cận thêm được với nhiều khách hàng mới.

Bán phở qua các nền tảng giao đồ ăn
Gia nhập thị trường giao đồ ăn nhanh sẽ giúp quán phở của bạn có thêm nhiều đơn hàng

Mở quán phở có lãi không?

Trong đời sống văn hóa của người Việt, phở đã có một chỗ đứng vững chắc. Đây là món ăn mà bất kì ai, từ già đến trẻ, từ học sinh, sinh viên cho đến những đối tượng người lao động khác nhau (công nhân, nhân viên văn phòng…) đều có thể tiếp cận và thưởng thức. Với đặc điểm “chắc dạ no lâu”, phở là món ăn sáng cực kì đắt khách và đem về lợi nhuận tốt cho những người kinh doanh quán phở.

Mở quán phở có lãi không?
Mở quán phở có lãi không?

Một bát phở hiện có giá khoảng từ 30.000-50.000 đồng. Như vậy với những quán bán phở quy mô nhỏ, mỗi ngày bán hơn 100 bát thì cũng có thể thu về được lợi nhuận 1.000.000 – 2.000.000đ. Còn với các quán có quy mô lớn, lượng khách hàng đông đảo hơn thì số tiền thu về sẽ còn lớn hơn thế nữa. Theo kinh nghiệm mở quán phở của một số cửa hàng, sau khi mở quán khoảng từ 6 đến 8 tháng, quán sẽ thu hồi được vốn và bắt đầu làm ăn có lãi nếu lượng khách duy trì ổn định.

Tuy nhiên, để có thể thu hút được lượng lớn khách hàng và bán được số lượng lớn như vậy lại là điều không hề đơn giản. Hãy tham khảo toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh quán phở ở trên, lắng nghe phản hồi từ khách hàng và dần dần điều chỉnh theo thị hiếu của họ để có thể làm giàu nhờ món ăn truyền thống này nhé.

Vốn mở quán phở là bao nhiêu?

Chi phí thuê mặt bằng mở quán phở

Chi phí mở quán phở bình dân sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố. Đầu tiên sẽ là tiền thuê mặt bằng. Hiện tại, để có được một mặt bằng có diện tích khoảng 50m2 để có thể mở quán, thì chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 6-10 triệu đồng, thậm chí có thể cao hơn tùy theo vị trí của mặt bằng. Giá thuê tại các thành phố lớn sẽ cao hơn so với tại các tỉnh. Ngoài ra, thường thì khi thuê mặt bằng, bạn sẽ phải cọc tiền từ 1 đến 2 triệu đồng, cũng như thanh toán tiền trước 1 tháng.

Chi phí thuê mặt bằng quán phở
Chi phí thuê mặt bằng quán phở hiện nay

Bàn ghế

Nếu lựa chọn loại bàn ghế gỗ thì giá tiền sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 – 1.200.000đ cho 1 set gồm 1 bàn và 4 ghế. Nếu sử dụng bàn ghế inox, giá sẽ vào khoảng 500.000 – 650.000 đồng cho một chiếc bàn, và khoảng 60.000 – 80.000đ cho 1 ghế inox. Tiết kiệm nhất sẽ là sử dụng ghế nhựa cao, khi mỗi chiếc ghế như vậy sẽ chỉ khoảng từ 50.000đ đến 60.000đ. Một lựa chọn không tồi khác là mua lại bàn ghế thanh lý từ các hàng quán khác. Chú ý sơn sửa lại một chút để các bộ bàn ghế này trông như mới.

Chi phí mua bàn ghế quán phở
Có thể mua bàn ghế thanh lý rồi sơn sửa lại để tiết kiệm chi phí

Các loại trang thiết bị chuyên dụng

Kinh nghiệm kinh doanh quán phở hiện nay là nên sử dụng nồi điện thay vì nồi than để có thể nấu nhanh hơn, tiện lợi hơn và sạch sẽ hơn. Một bộ nồi điện nấu phở 2 chiếc bằng inox sẽ có giá trong khoảng từ 7 đến 11 triệu đồng, giúp phục vụ nhu cầu chế biến cả trăm bát ăn mỗi ngày mà lại giữ nguyên hương vị nước dùng đậm đà thơm ngon.

Đầu tư một bộ nồi nấu phở chuyên dụng
Đầu tư một bộ nồi nấu phở chuyên dụng

Ngoài ra, nếu muốn nâng cao năng suất chế biến thực phẩm, có thể sử dụng thêm các dòng máy thái thịt và máy cưa xương. Chi phí sẽ dao động khoảng từ 10-20 triệu đồng, tùy vào mẫu máy sử dụng.

=> Tổng hợp các dòng máy thái thịt tươi sống và thịt chín tại Bảo Việt

Các dòng máy thái thịt và máy cưa xương tại Bảo Việt
Các dòng máy thái thịt và máy cưa xương tại Bảo Việt

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị khu vực rửa bát đĩa cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần tính đến. Nếu như quán phở của bạn có quy mô nhỏ, lượng bát đĩa phục vụ tương đối ít, thì có thể lựa chọn các loại bồn rửa inox 1 hoặc 2 ngăn, với giá thành dao động từ 3-8 triệu đồng. Còn nếu quán ăn của bạn quy mô lớn hơn, cần rửa lượng lớn bát đũa một cách nhanh chóng để có thể quay vòng phục vụ các lượt khách tiếp theo thì có thể tham khảo một số dòng máy rửa chén siêu âm Baviwash. Giá thành của loại máy này sẽ vào khoảng từ 15 triệu đồng trở lên, nhưng sẽ đảm bảo rửa cực nhanh và cực sạch lượng lớn dụng cụ ăn uống, tiết kiệm thời gian và sức lực đáng kể.

Bàn giao máy rửa bát siêu âm Baviwash tới quán Bún bò Huế 65 Đường Láng – Hà Nội – Nguồn: Youtube Máy Bảo Việt

Các dụng cụ chế biến, dụng cụ ăn uống khác

Các loại bát, đĩa, thìa, đũa, hộp đựng thìa đũa, hộp đựng giấy ăn, hộp đựng gia vị…có chi phí khoảng từ 5-7 triệu đồng.

Chi phí sơn sửa biển hiệu, trang trí quán

Số tiền dùng để thực hiện biển hiệu, trang trí đầu tư quán phở sẽ vào khoảng từ 2 đến 3 triệu đồng. Một số loại tranh treo tường hay đồ decor mà bạn có thể thêm vào cho quán ăn của mình sẽ có giá từ vài trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng nữa.

Chi phí thi công biển hiệu quán phở
Chi phí thi công biển hiệu quán phở

Chi phí nhập nguyên liệu và thuê nhân công

Mỗi ngày, trung bình một quán phở nhỏ sẽ cần chi từ 1 đến 3 triệu đồng để có thể nhập nguyên liệu làm phở. Nếu bạn dự định bán kèm thêm một số loại đồ ăn, đồ uống khác, chi phí nguyên liệu cũng sẽ tăng theo. Trong khi đó, nếu quán phở của bạn nhỏ thì sẽ không cần thuê nhân công phục vụ, hoặc có thể huy động người nhà để tham gia phục vụ. Còn nếu thuê nhân công part-time thì chi phí sẽ vào khoảng từ 5-7 triệu đồng một tháng cho mỗi người.

Tổng cộng chi phí mở quán phở bò bình dân thường sẽ rơi vào khoảng từ 60-70 triệu đồng (chưa tính tiền nhập nguyên liệu khoảng 30-60 triệu 1 tháng). Cộng thêm số tiền nhập nguyên liệu khoảng 1-3 triệu đồng một ngày, kèm chi phí dự trù để vận hành quán trong 1 đến 2 tháng đầu, bao gồm các hóa đơn điện, nước, thì số vốn sẽ vào khoảng 90-130 triệu đồng.

Với những kinh nghiệm kinh doanh quán phở được nêu rõ trong bài viết, hy vọng rằng bạn đã có được thêm những thông tin bổ ích để có thể tự tin trong kế hoạch mở quán phở đắt khách. Và nếu đang cần các loại máy chế biến thực phẩm cho quán phở, hãy liên hệ ngay với Bảo Việt để được tư vấn đầy đủ với giá thành hấp dẫn nhất nhé.

Đừng quên chia sẻ các bài viết nhé!

Xin chào, tôi là Linh Phùng, chuyên gia về máy chế biến - bảo quản thực phẩm, đồng thời là một người có niềm đam mê ẩm thực. Được thực hiện, áp dụng các công thức chế biến độc đáo và sử dụng các thiết bị hiện đại để giúp các đầu bếp thực hiện các món ăn ngày càng nhanh chóng và hấp dẫn hơn chính là khao khát lớn nhất của tôi
""

Tìm thêm