Việc ứng dụng các thiết bị nấu thực phẩm cho năng suất cao như tủ nấu cơm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống đã và đang đem lại nguồn doanh thu ổn định cho các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực F&B hiện nay. Vậy nhờ lý do gì mà sản phẩm này lại cho hiệu quả cao đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp và tìm ra đáp án cho câu hỏi trên nhé.
Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp có gì đặc biệt?
Có rất nhiều đơn vị kinh doanh tủ nấu cơm công nghiệp trên thị trường hiện nay, với đủ các mẫu mã, kiểu dáng, năng suất chế biến và cả nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, tựu chung lại, cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp đều có những đặc điểm chung trong thiết kế, với các bộ phận không thể thiếu. Hãy cùng xem những bộ phận cấu thành nên một chiếc tủ cơm hoàn chỉnh sẽ gồm những gì.
Thân vỏ inox 3 lớp cách nhiệt dày dặn
Các mẫu tủ cơm đều lựa chọn chất liệu chính là inox, bởi đặc tính sáng bóng, chống hoen gỉ, va đập tốt và dễ dàng vệ sinh nhờ đặc tính khó bám bẩn hơn so với các loại vật liệu khác. Thân tủ được làm gồm có 3 lớp, bao gồm 1 lớp inox ở bên ngoài, 1 lớp foam cách nhiệt được đặt ở giữa, và thêm 1 lớp inox nữa ở bên trong khoang nấu. Nhờ thiết kế ưu việt như vậy mà tủ sẽ cùng lúc đảm bảo hiệu quả bảo vệ với các tác nhân từ môi trường bên ngoài, vừa có khả năng giữ nhiệt khi nấu cực tốt ở bên trong khoang nấu, lại vừa an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường chế biến thực phẩm bên trong.
Cánh cửa tủ với cấu tạo giống hệt thân tủ
Các mẫu tủ nấu cơm sẽ đều có 2 mặt bên và mặt sau được hàn kín lại, và chỉ có thể sử dụng cửa mở ở mặt trước để mở ra khoang tủ bên trong. Với yêu cầu đảm bảo khả năng giữ nhiệt, nên cánh cửa tủ cũng sẽ được làm theo dạng 3 lớp như phần thân tủ, và được gắn với thân tủ nhờ phần bản lề to, chắc chắn. Với việc là bộ phận đóng mở khoang tủ, nên yêu cầu về tránh thất thoát nhiệt qua các khe hở giữa cửa tủ và khoang tủ là rất quan trọng để có thể đảm bảo thực phẩm chín nhanh và đều. Vì thế, các nhà sản xuất đều trang bị bộ gioăng cao su ở ngay vị trí mép khoang tiếp xúc với cánh cửa tủ khi đóng lại, đảm bảo cho cánh cửa tủ ép chặt vào khoang và ngăn hơi nước nóng thất thoát ra bên ngoài.
Đa phần các mẫu tủ sẽ có thiết kế một cánh cửa. Riêng với mẫu tủ nấu cơm 24 khay, do có 2 khoang lớn với kích thước mỗi khoăng bằng một chiếc tủ cơm điện 12 khay, nên mẫu tủ này sẽ có 2 cánh cửa.
Tay nắm cửa tủ
Ngoại trừ mẫu tủ nấu cơm mini, thì những mẫu tủ khác sẽ đều có 2 tay nắm cửa cho mỗi cánh cửa tủ. Thiết kế của loại tay nắm này cũng rất đặc biệt, với 1 đầu có khuôn inox chữ nhật dùng để gài cố định vào khóa cửa. Tay nắm sử dụng kiểu khóa gập 2 nấc, giúp đảm bảo cánh cửa tủ ép sát và chặt nhất. Phía trên tay nắm cửa tủ có một miếng đệm mút, giúp người sử dụng không bị đau tay, cũng như đảm bảo cách nhiệt.
Khoang nấu thực phẩm bên trong
Đây sẽ là nơi mà thực phẩm được chế biến trong môi trường hơi nước nhiệt độ cao và áp suất lớn. Các mặt của khoang đều được làm từ inox như đã nói ở trên. Phía dưới đáy của khoang sẽ gồm có khoang nước, phao cơ cấp nước, hệ thống cấp nhiệt và van xả nước. Bên trên sẽ là các khay nấu cùng vị trí đặt các khay này và lỗ thông hơi nối với van xả áp đặt trên nóc hoặc đằng sau tủ. Chúng ta sẽ tìm hiểu về từng bộ phận này trong những phần ở bên dưới.
Khoang chứa nước và phao cơ tự động cấp nước
Dưới đáy của tủ sẽ là có một khoang chứa nước. Nước tại khoang này sẽ được cấp vào thông qua việc kết nối đường ống nước ở bên ngoài vào bên trong tủ thông qua đầu chờ cấp nước được đặt ở dưới đáy mặt sau của tủ. Để đảm bảo lượng nước cấp vào bên trong tủ được ổn định, không bị ít hay nhiều quá, tủ sẽ được lắp một chiếc phao nối với van đóng mở đường cấp nước. Khi mực nước trong khoang chứa nước xuống thấp, van sẽ hạ độ cao theo mực nước, mở đường ống cấp nước để nước chảy vào trong khoang. Đến khi mực nước tăng đến mức đủ theo quy định, phao nước sẽ dâng lên và có cao độ ngang với mực nước, đảm bảo nước không tiếp tục chảy thêm vào khoang chứa.
Có thể thấy rằng vai trò của phao nước này là rất quan trọng, bởi nếu như van này bị hỏng, tủ sẽ không thể tự đóng hay mở nguồn cấp nước. Điều này có thể gây tiềm ẩn nguy cơ cháy bộ phận cấp nhiệt (do không có nước xung quanh để truyền nhiệt), hay khiến nước dâng lên quá mức cho phép trong khoang nấu của tủ. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra bộ phận này để đảm bảo khả năng hoạt động ổn định cho tủ nhé.
Hệ thống gia nhiệt
Hiện tại đang có 3 dòng sản phẩm tủ cơm chính trên thị trường, bao gồm loại dùng điện, dùng gas và dùng cả điện và gas. Các bộ phận gia nhiệt của những mẫu tủ này (thanh nhiệt và ống đốt gas) đều được đặt ở trong khoang nước. Khi nguồn nhiệt được cấp, thanh nhiệt/ống đốt gas sẽ nhanh chóng gia tăng nhiệt độ. Lúc này, nước ở xung quanh thanh nhiệt/ống đốt gas sẽ nóng lên theo do bị truyền nhiệt từ các bộ phận này. Quá trình gia nhiệt và truyền nhiệt này sẽ kéo dài liên tục. Đến khi nước đã sôi, hơi nước nóng sẽ bốc lên bên trên. Với đặc thù thiết kế khoang khép kín, nên hơi nước nóng sẽ lan truyền khắp bên trong khoang. Áp suất bên trong tủ cũng sẽ tăng lên, kết hợp với nhiệt độ cao từ hơi nước nóng để làm chín thực phẩm một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Riêng với mẫu tủ dùng điện, hệ thống gia nhiệt của tủ sẽ còn có thêm cảm biến nhiệt độ. Cảm biến này sẽ có nhiệm vụ thu thập thông tin về nhiệt độ thực tế ở bên trong khoang nước và báo lại để tủ nhận biết là nhiệt đã đạt đến mức mà người dùng mong muốn chưa. Nếu đã đạt đủ nhiệt, bếp sẽ tự ngắt nguồn điện cấp vào thanh nhiệt và ngược lại.
Khay nấu thực phẩm
Bên trong khoang tủ sẽ có các vị trí để đặt các khay nấu. Những vị trí này có khoảng cách đều với nhau và vẫn đảm bảo đủ khoảng không giữa khay bên dưới và khau bên trên, giúp thực phẩm có thể được nấu chín đều. Số vị trí đặt khay tương ứng với số khay và năng suất chế biến của tủ.
Các khay nấu của tủ có kích thước tiêu chuẩn là 60 x 40 x 5 cm, cho năng suất chế biến được tối đa 3 kg/khay. Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn nấu cơm với năng suất cao hơn, hoặc khi cần nấu rượu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để đổi sang sử dụng loại khay sâu lòng hơn, cho năng suất chế biến lên tới 5 kg/khay.
Ngoài các khay chuyên nấu cơm được làm với phần đáy phẳng, sẽ còn có một loại khay khác là khay lỗ, với nhiều lỗ tròn nhỏ trên bề mặt, thích hợp để hấp xôi, hấp gà, hấp giò chả, hấp xúc xích, hấp hảu sản. Trong trường hợp muốn sử dụng khay này, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để thực hiện đổi khay.
Van xả áp
Trong quá trình nấu, dưới nhiệt độ cao, áp suất của tủ sẽ có sự chênh lệch với bên ngoài. Vì thế, tủ được trang bị van xả áp thông với khoang tủ bên trong. Cách thức hoạt động của bộ phận này cũng tương tự với phần lỗ xả hơi trên các mẫu nồi nấu cơm điện gia đình mà chúng ta thường thấy. Tùy theo từng mẫu tủ mà van xả áp được đặt ở trên nóc hay đằng sau lưng của tủ.
Van xả đáy
Phía bên dưới đáy của tủ sẽ có van nước xả đáy, nối thông với khoang nước bên trong tủ. Sau mỗi ngày sử dụng, người sử dụng sẽ cần vệ sinh sạch sẽ cho tủ rồi tháo hết nước bên trong thông qua van xả này.
Bảng điều khiển tủ cơm
Bảng điều khiển là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp. Tùy theo mẫu tủ sử dụng điện hay gas, hay kết hợp cả hai mà bảng điều khiển cũng có sự khác biệt. Nếu là tủ dùng gas, thì sẽ chỉ có duy nhất một nút vặn để bật và chỉnh mức gas được lắp ở bên dưới.
Trong khi đó, mẫu tủ điện sẽ có nhiều nút chức năng hơn hẳn. Bảng điều khiển của dòng sản phẩm dùng điện sẽ có aptomat để bật/tắt nguồn điện, một núm chỉnh thời gian đi kèm aptomat, 1 núm vặn chỉnh thời gian bằng cơ, 1 núm vặn để chỉnh nhiệt độ. Ngoài ra, còn có 1 đèn báo nguồn, 1 đèn báo hoạt động, và 1 đồng hồ hiển thị nhiệt độ thực tế bên trong khoang tủ.
Với mẫu tủ sử dụng cả 2 loại nhiên liêu điện và gas, phần bảng điều khiển sẽ có toàn bộ các nút chức năng của 2 mẫu tủ kể trên gộp lại với nhau.\
Bánh xe di chuyển tủ
Với việc tủ có kích thước cồng kềnh, lại có thể nấu được lượng thực phẩm lớn, nên việc di chuyển tủ sẽ rất khó khăn nếu chỉ dựa vào khả năng nâng vác của con người. Do đó, nhà sản xuất đã lắp 4 bánh xe vào chân của tủ (6 bánh với mẫu tủ 24 khay). Trong đó, 2 bánh xe có thể xoay 360o, đóng vai trò định hướng cho tủ. Người sử dụng khi đẩy tủ sẽ để cho 2 bánh trước này di chuyển trước và làm nhiệm vụ dẫn hướng cho tủ. Trong khi đó, 2 bánh sau chỉ có thể di chuyển theo 1 hướng. Vì thế khi cần di chuyển tủ, chúng ta chỉ cần để cho 2 bánh xe có thể quay được lên trước, còn người đẩy sẽ đứng phía sau 2 bánh xe chỉ có thể di chuyển theo 1 hướng và đẩy tủ. Nhờ bộ bánh xe mà việc di chuyển tủ với chỉ 1 người là tương đối đơn giản.
Sau khi đã chọn được địa điểm muốn cố định tủ, chỉ cần gạt chốt cố định vị trí của bánh xe xuống là tủ sẽ đứng yên tại vị trí của bạn, sẵn sàng chế biến nên những mẻ thực phẩm thơm ngon.
=> Xem ngay: Hướng dẫn cách sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp hiệu quả
Sở hữu tủ cơm Bavico chính hãng giá cực thơm tại Bảo Việt
Thương hiệu tủ cơm công nghiệp Bavico từ lâu đã trở thành một địa chỉ uy tín dành cho khách hàng đang có nhu cầu chế biến cơm, xôi, giò chả, gà hấp, bánh bao…số lượng lớn. Các sản phẩm mang thương hiệu Bavico của Máy chế biến thực phẩm Bảo Việt sở hữu chất liệu inox cao cấp, chất lượng tủ được đảm bảo theo tiêu chuẩn cao nhất, đầy đủ phụ kiện đi kèm, sẵn phụ kiện có thể mua thêm, bảo hành tủ trong vòng 1 năm kể từ ngày mua, bào trì sản phẩm trọn đời theo yêu cầu. Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm Bavico, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bán hàng của 2 cơ sở nhé.
Thông qua bài viết này, Bảo Việt hy vọng rằng các bạn đã hiểu tường tận về cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp, để có thể tự tin vào quyết định đặt mua và sử dụng sản phẩm này. Trong trường hợp còn bất kì thắc mắc nào khi sử dụng sản phẩm, hãy liên hệ với Bảo Việt trong thời gian sớm nhất nhé.