Vịt quay Lạng Sơn là một món ngon nổi tiếng ở vùng núi trung du phía Bắc Việt Nam. Món ăn nổi tiếng đến mức mà nhắc đến Lạng Sơn, người ta lại nhớ đến hình ảnh những chú vịt thơm ngon với màu da đặc trưng của món ăn này. Tuy nhiên, giờ đây không cần phải đi xa, chúng ta có thể thưởng thức món ăn ngon này ngay ở nhà cùng với những người thân yêu. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến vịt quay Lạng Sơn đúng vị nhất.
Hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu làm vịt quay Lạng Sơn
Việc chuẩn bị nguyên liệu trước khi chế biến các món ăn là rất quan trọng. Sau đây là một số nguyên liệu để có được cách chế biến vịt quay Lạng Sơn hấp dẫn nhất:
- Quả móc mật khô: 10gr
- Lá móc mật tươi: 10gr
- Hành khô: 3 củ
- Dấm: 3 thìa cà phê
- Gừng: 1 củ
- Xả 2 nhánh xả
- Dầu mè 2 thìa cà phê
- Nước tương (Xì dầu) : 4 thìa cà phê
- Các gia vị như hạt nêm, bột ngọt, muối đường…
- 100ml mật ong hoặc mạch nha (Sử dụng mạch nha sẽ dễ lên màu hơn, nhưng món ăn thường sẽ cần nhiều kinh nghiệm để lên màu với mạch nha. . Trong khi đó, sử dụng sẽ cần nhiều kinh nghiệm để lên màu hơn, nhưng hương vị sẽ ngọt dịu hơn mạch nha)
Quan trọng nhất là bạn sẽ cần một con vịt thật ngon. Chọn vịt cũng cần kinh nghiệm. Để làm món vịt quay thơm béo gây thì lựa chọn tốt nhất là vịt đực, Vịt đực cho chất lượng thịt chắc hơn và nhiều mỡ hơn. Khi nướng chín cho độ béo ngậy hơn vịt cái.
Thêm nữa, nên chọn vịt tươi, sống, và nên vặt lông bằng tay, bởi việc vặt lông bằng máy sẽ khiến thịt bị bở và không chắc thịt. Nên mua vịt trưởng thành, mọc đủ lông, chấc thịt. có trọng lượng hơn 3kg trở lên.
Cách chế biến vịt quay Lạng Sơn ngon đúng vị
Cách sơ chế nguyên liệu cho món vịt quay Lạng Sơn
Vịt mua về cần phải là vịt tươi sống, được làm sạch và vặt lông kỹ. Vịt được vặt lông và cắt tiết, loại bỏ các nội tạng của vịt. Dùng muối sát hết các bộ phận và nội tạng của vịt, đặc biệt ở vị trí cắt tiết, để tránh vi khuẩn xâm nhập. Lưu ý khi mổ bụng lấy nội tạng của vịt, không nên mổ phanh bụng, mà chỉ đục một lỗ ở phần bụng dưới.
=> Xem thêm: Cách làm vịt quay Quảng Đông chuẩn vị thơm ngon nhất
Sau khi sát khuẩn vịt bằng muối, rửa lại vịt với nước sạch. Tiếp tục rửa vịt lại với rượu trắng một lần nữa. Rượu trắng giúp vịt tẩy được mùi hôi, có tác dụng khử mùi rất tốt. Khâu sơ chế vịt khá quan trọng, cần làm kỹ lưỡng ở công đoạn này.
Tiếp đến là công đoạn sơ chế các nguyên liệu gia vị.
- Rửa sạch các gia vị. Sau đó thái hành khô thành từng lát nhỏ.
- Băm nhỏ sả, gừng và tỏi
- Nghiền nhỏ quả móc mật khô càng nhuyễn càng tốt.
Các gia vị trên được chia làm 2 phần: phần nhiều hơn để làm sốt ướp vịt, phần còn lại để pha nước chấm.
Công thức tẩm ướp gia vị vịt quay Lạng Sơn lá móc mật
Cách làm sốt ướp vịt:
- Các gia vị được sơ chế ở trên, bắt đầu cho chảo dầu lên bếp để phi hành khô, cho đến khi hành đã thơm, dậy mùi và hành ngả sang màu vàng.
- Tiếp đến cho các gia vị gừng, sả, và tỏi, quả móc mật khô đảo đều một lúc nữa cho các gia vị quyện vào nhau.
- Thêm 100ml nước lọc vào chảo. Bỏ thêm 2 thìa dầu mè, 1 thìa nước tương để tạo màu.
- Nêm nếm đường và muối sao cho hợp khẩu vị
- Đảo đều gia vị cho đến khi sôi, cô đọng lại nước, tạo được nước sốt ướp vịt.
Công đoạn ướp vịt:
Vịt được làm sạch và để khô ráo. Nhồi lá móc mật vào bụng của vịt, tiếp đến rót nước sốt vào bụng vịt, trộn đều nước sốt trong bụng cho thấm đều vào thành bụng con vịt. Tiếp nữa là phải xoa đều nước sốt trên bề mặt vịt.
Có thể thêm lá móc mật hay cho lượng sốt ít nhiều tùy vào khẩu vị của người ăn. Lượng sốt cần vừa đủ để ngấm đều trong bụng vịt. Nước sốt là công đoạn khá quan trọng của món ăn này.
Sau khi đổ nước sốt vào, cần buộc chặt phần bụng của con vịt để không bị chảy nước ra ngoài. Hoàn thành các bước trên, hãy để vịt ngấm gia vị trong 30- 45 phút. Trong khoảng thời gian đó, ta đi chuẩn bị các dụng cụ dùng để nướng vịt: củi, than hoa, các móc xiên, que xiên. Các dụng cụ cần được làm sạch rồi mới tiến hành xiên vịt. Vịt được xiên từ phần bụng để cố định không cho nước sốt bị bục ra. Sau đó cố định que xiên vào hai cánh, rồi kẹp cổ con vịt, nối vào móc.