Tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay?

393 lượt xem

Chúng ta thường được cha mẹ dạy từ nhỏ rằng sau khi kết thúc bữa ăn là phải rửa ngay bát đĩa bẩn. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay không? Bảo Việt sẽ giải đáp cụ thể ngay lý do vì sao nhé.

Tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay?

3 lý do chính giải thích cho việc tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay gồm có:

  • Bát đĩa để lâu sẽ khó rửa sạch hơn
  • Bát đĩa để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Bát đĩa để lâu gây mùi khó chịu

Bát đĩa để lâu khó rửa sạch hơn

Điều này rất dễ nhận thấy khi bữa ăn của bạn có những món chiên xào nhiều dầu mỡ, các món cháo, món hầm, hay các món cơm, xôi… Nếu để bát đĩa bẩn lâu trong môi trường bình thường mà không ngâm nước, những phần vụn thức ăn thừa của các món ăn này còn bám dính lại trên bát đĩa sẽ dần khô lại, đóng chặt trên bề mặt bát đĩa. Lúc này bạn sẽ gần như không thể cọ rửa sạch sẽ 100% các vết bẩn, mà cần ngâm bát đĩa thêm một khoảng thời gian, hoặc phải sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hơn so với nước rửa chén. Chưa kể đến việc các vết bẩn cứng đầu khiến tâm trạng của bạn khó chịu khi không thể nhanh chóng làm sạch bát đĩa.

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ cách rửa chén và nhanh nhất

Tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay
Bát đĩa để lâu sẽ gây khó khăn cho việc tẩy rửa vết bẩn

Vi khuẩn sinh sôi phát triển khi không rửa bát ngay

Điều nguy hiểm nhất khi không rửa bát ngay sau khi ăn chính là việc vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi phát triển. Thực tế thì vi khuẩn luôn tồn tại ở trong môi trường của chúng ta. Tuy nhiên khi thức ăn mới được chế biến và còn nóng hổi thì vi khuẩn sẽ chưa có điều kiện để phát triển. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia đã khuyến nghị các loại thức ăn đã để nguội lâu lại không nên ăn. Còn nếu bạn chỉ để bát đĩa vào trong bồn rửa mà không rửa sạch ngay thì sẽ càng giúp cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, bởi bồn rửa lúc này giống như một ao nước nhỏ ấm áp với nguồn dinh dưỡng dồi dào mà vụn thức ăn mang lại. Chẳng những có ở bồn rửa mà vi khuẩn còn có thể sinh ra từ các loại thực phẩm sống như thịt, cá, rau củ quả, hay từ cả đường ống nước, nên càng để bát đĩa bẩn lâu thì nguy cơ các loại vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella hay E.coli gây hại cho sức khỏe càng cao.

Vi khuẩn sinh sôi phát triển
Vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi phát triển

Bát đĩa để lâu sinh mùi hôi khó chịu

Điều này hẳn là ai cũng đã từng phải trải nghiệm. Chính vì bát đĩa để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, nên thức ăn còn sót lại trên bát đĩa sẽ nhanh chóng bị phân hủy và sinh ra các loại mùi hôi rất khó chịu. Không những làm ảnh hưởng đến không khí xung quanh, khiến cuộc sống của người trong gia đình khó chịu, mà nếu để các loại mùi này lâu ngày trong nhà sẽ còn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Thậm chí đã có nghiên cứu chỉ ra rằng mùi hôi từ thức ăn, bát đĩa bẩn để lâu ngày gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh của con người.

Bát đĩa bẩn sinh mùi khó chịu
Bát đĩa bẩn để lâu sẽ sinh mùi khó chịu

Một số lưu ý để rửa bát đĩa sạch sẽ

  • Không ngâm bát đĩa bẩn lâu trong nước: Như đã nói ở trên, việc ngâm bát đĩa quá lâu trong bồn nước sẽ là điều kiện không thể tốt hơn cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, gây nguy cơ ngộ độc cho con người. Ngay cả khi bạn hòa lượng nước rửa chén đậm đặc vào nước thì vi khuẩn vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ. Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vi khuẩn có thể tăng lên tới 70.000 lần sau 4 giờ ngâm trong chậu rửa. Do đó, bạn không nên ngâm bát đĩa lâu. Chỉ nên ngâm khoảng từ 10 đến 15 phút, tối đa là 4 giờ rồi tiến hành rửa ngay.
  • Không cho trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa: Trong thành phần của nước rửa chén cũng có các chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Vì thế nên bạn không được nhỏ trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa. Thay vào đó, hãy hòa nước rửa chén với nước ấm rồi sử dụng dung dịch này rửa bát đĩa. Ngoài ra cũng cần lưu ý tráng lại bát đĩa qua vài lần nước sạch để đảm bảo không còn sót lại nước rửa chén trên bề mặt bát đĩa.

Xem thêm: 5+ lợi ích khi rửa bát bằng nước nóng thay vì nước lạnh

  • Sấy khô sau khi rửa: Bát đĩa, thìa, và đặc biệt là đũa tre, đũa gỗ sau khi rửa sạch nên được sấy khô rồi mới đặt lên tủ, chạn. Điều này sẽ giúp đồ dùng được làm khô nhanh hơn, nhanh chóng có thể sử dụng lại hơn, và quan trọng nhất là đảm bảo khả năng diệt khuẩn và hết sạch mùi khó chịu.
  • Sử dụng máy rửa bát: Thay vì tự rửa bằng tay thì bạn có thể trang bị máy rửa bát để đảm bảo khả năng rửa sạch bát đĩa mà không tốn nhiều công sức. Đặc biệt là trong các nhà hàng, khách sạn, trường học, bếp ăn tập thể, sử dụng máy rửa bát siêu âm để xử lý lượng lớn bát đĩa bẩn sẽ đảm bảo khả năng rửa sạch sẽ mà lại tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện dòng máy rửa bát siêu âm Baviwash đang được phân phối chính hãng tại Điện máy Bảo Việt với chính sách bảo hành lên tới 30 tháng mà giá thành lại cực kì phải chăng.

Xem thêm: 6+ cách làm sạch nồi thủy tinh bị cháy đen

Sử dụng máy rửa bát siêu âm cho nhà hàng
Sử dụng máy rửa bát siêu âm cho nhà hàng

Qua bài viết này, hẳn bạn đã hiểu rõ hơn lý do tại sao ăn cơm xong phải rửa bát ngay rồi phải không. Hãy chú ý tuân thủ việc rửa bát sau khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình mình nhé. Và nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực F&B, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn loại máy rửa chén siêu âm phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của mình.

Dưới đây là một số mẫu máy rửa chén siêu âm Baviwash đang được Điện máy Bảo Việt phân phối để bạn đọc tham khảo:

Giảm giá!
19.000.000Đ 23.000.000Đ-17%
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 

Đừng quên chia sẻ các bài viết nhé!

Xin chào, tôi là Linh Phùng, chuyên gia về máy chế biến - bảo quản thực phẩm, đồng thời là một người có niềm đam mê ẩm thực. Được thực hiện, áp dụng các công thức chế biến độc đáo và sử dụng các thiết bị hiện đại để giúp các đầu bếp thực hiện các món ăn ngày càng nhanh chóng và hấp dẫn hơn chính là khao khát lớn nhất của tôi
""

Tìm thêm