3 cách đong nước nấu cơm chuẩn chỉ tại nhà

761 lượt xem

Trong quy trình nấu cơm tại mỗi gia đình, việc đong nước cho gạo luôn là bước quan trọng nhất, quyết định mẻ cơm có ngon hay không. Tuy cách thực hiện việc đong gạo rất đơn giản nhưng để căn được lượng nước đúng thì lại không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Vì thế, 3 cách đong nước nấu cơm tại nhà được Bảo Việt chia sẻ sau đây sẽ là kiến thức cực kì hữu ích dành cho bạn.

Tổng hợp 3 cách đong nước nấu cơm đúng chuẩn tại nhà

Cách đong nước nấu cơm bằng tay

Có thể nói rằng phương pháp sử dụng đốt ngón tay để đo mực nước khi đong gạo chính là cách thức truyền thống mà người Việt đã sử dụng. Cụ thể là khi cho gạo vào bên trong nồi rồi đổ nước vào, thì mực nước sẽ cần phải cao hơn khoảng 1 đốt ngón tay so với mặt gạo, bất kể lượng gạo hay loại gạo được dùng. Và cho đến nay, phương pháp này phần nào vẫn đáp ứng tốt yêu cầu nấu cơm ngon trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, cách đong nước nấu cơm bằng tay này sẽ dần không còn hiệu quả khi áp dụng với nhiều loại gạo khác nhau. Chưa kể đến việc nếu như lượng gạo cần chế biến càng lớn thì tỉ lệ nước : gạo sẽ càng bị thu hẹp, dẫn đến việc cơm khi nấu xong bị khô và rất khó nuốt. Ngược lại nếu như lượng gạo càng ít thì cơm sẽ càng nhão.

Đong nước nấu cơm bằng mắt thường

Đây chính là phương pháp được đại đố chúng ta lựa chọn sử dụng để ước tính lượng nước nấu gạo. Cách thức thực hiện cũng sẽ rất đơn giản. Đầu tiên bạn cho lần lượt gạo rồi nước sạch vào trong nồi. Sau đó, bạn hãy dàn gạo ra để mặt gạo phủ đều đáy nồi. Dùng tay nghiêng nồi cho tới khi nồi nghiêng khoảng 30 độ so với vị trí ban đầu rồi quan sát lớp gạo. Nếu như bạn thấy rằng khi nghiêng nồi về một bên, nước rút ở bên còn lại, vừa đủ để lộ ra phần mặt gạo bên dưới thì tức là lượng nước bạn đong gạo đã đủ. Nếu đã nghiêng nồi mà gạo chưa lộ ra thì tức là lượng nước đang quá nhiều, còn nếu gạo bị lộ ra nhiều tức là bạn đang đong thiếu nước cho gạo.

Đong nước bằng mắt thường
Hướng dẫn cách đong nước nấu cơm bằng mắt thường – Nguồn: Internet

Nếu không muốn nghiêng nồi để đo lượng nước so với mặt gạo thì bạn cũng có thể quan sát bằng mắt thường và áng chừng lượng gạo thấp hơn mặt nước khoảng chừng 0.8 cm. Sau đó ở những lần chế biến sau, bạn có thể tăng hay giảm lượng nước một chút để mẻ cơm của bạn thơm ngon và phù hợp với khẩu vị của mọi người trong gia đình.

Đong nước nấu cơm bằng vạch kẻ trong nồi

Cách đong nước nấu cơm
Sử dụng vạch kẻ trong nồi để đong nước nấu cơm – Nguồn: Internet

Bên trong các nồi cơm sẽ có vạch kẻ hướng dẫn đong mức nước cho gạo. Các mức này sẽ được đánh số như 2 – 4 – 6 – 8, tương ứng với số cốc đong gạo bạn cho vào trong nồi. Ví dụ như nếu bạn đong 2 cốc đong gạo cho vào nồi, thì lượng nước phù hợp sẽ cần chạm đến vạch số 2 ở trong lòng nồi. Có thể thấy rằng cách đong nước này khá trực quan và dễ cân đối lượng nước. Tuy nhiên, thường thì không mấy ai sử dụng phương pháp này, do độ chính xác không cao. Nguyên nhân dẫn đến việc này là bởi:

  • Số lượng gạo ở đây được tính dựa theo cốc đong gạo đi kèm theo nồi khi chúng ta mới mua nồi. Vì thế, nếu như vô tình người dùng làm mất cốc này thì khó có thể thực hiện đong gạo theo phương pháp dùng vạch kẻ
  • Phương pháp này chỉ có thể áp dụng được với một vài loại gạo nhất định, do đặc tính của từng loại gạo có sự khác biệt, và thường thì các vạch đong nước này không phù hợp với các loại gạo Việt Nam.

Vì sao lại cần đong nước cho gạo đúng cách

Việc đong nước nấu cơm đúng chuẩn sẽ giúp cho hạt gạo được chín nhanh, chín đều, giữ trọn hương vị cùng các chất dinh dưỡng. Còn nếu lượng nước quá nhiều hay quá ít, cơm khi nấu sẽ bị khê, bị khô hoặc bị nhão. Cụ thể từng trường hợp này sẽ được trình bày ngay sau đây:

  • Cơm bị khê, bị cháy: Hiện tượng này xảy ra khi lượng nước đong gạo quá ít. Khi cơm vẫn chưa chín mà nước đã cạn, thì phần gạo ở dưới đáy tiếp xúc với nguồn nhiệt cao mà không có nước sẽ khiến cơm bị cháy. Chính phần cơm cháy này lại cản trở nhiệt truyền lên lớp gạo bên trên. Kết quả là nồi cơm của bạn còn sống nguyên ở bên trên, trong khi bên dưới thì cháy đen và có mùi khó chịu.
  • Cơm bị khô: Do lượng nước đong gạo chỉ vừa đủ để làm chín cơm, nhưng không đủ để tạo ẩm, nên cơm khi ăn sẽ rất khô và khó nuốt.
  • Cơm bị nhão: Cơm nhão xảy ra khi lượng nước đong gạo quá nhiều. Việc có quá nhiều nước khi nấu khiến cho hạt gạo bị vỡ ra và đóng chặt với nhau thành một khối, nhuyễn gần như cháo.

=> Xem thêm: 4 cách làm cơm hết nhão cực nhanh, cực dễ làm

Tìm hiểu việc đong nước của một số loại gạo

Mỗi loại gạo lại có đặc trưng riêng, do đó nên việc đong gạo không thể áp dụng chung một công thức cho tất cả các giống gạo này. Để tìm hiểu cụ thể hơn, xin mời các bạn tham khảo nội dung sau đây:

Đối với gạo tẻ

Gạo tẻ là loại gạo dùng để nấu cơm trắng mà chúng ta ăn thường ngày. Đặc điểm của gạo tẻ là thường sẽ không hút quá nhiều nước. Tỷ lệ khi đong gạo sẽ thường rơi vào khoảng 1 phần gạo – 1.5 phần nước. Tuy nhiên, gạo tẻ lại có nhiều giống nhỏ hơn. Ví dụ như các giống gạo tám, gạo Điện Biên, gạo Nàng Hương…là những giống gạo dẻo, nên khi nấu sẽ chỉ cần ít nước hơn. Trong khi có những giống gạo nở, gạo khô như gạo Khang Dân, gạo xi, gạo 504… thì sẽ cần đong nhiều nước hơn khi nấu.

Hướng dẫn đong nước gạo tẻ
Hướng dẫn đong nước gạo tẻ – Nguồn: Internet

Đối với gạo nếp

Như bạn đã biết thì gạo nếp thường được sử dụng để thổi xôi, làm bánh hay cơm nếp. Loại gạo này có đặc tính là rất dẻo, cần rất ít nước, với tỷ lệ nước:gạo chỉ là 1:0.7 (tỷ lệ dùng cho nấu cơm nếp). Còn nếu bạn muốn thổi xôi thì gạo nếp sẽ được luộc trong nước. Trong trường hợp muốn làm cơm gạo tẻ trộn với gạo nếp, thì bạn cần lưu ý cho ít nước khi đong gạo.

Cách đong nước nấu gạo lứt

Với việc ngày càng có đông người sử dụng gạo lứt để thay thế cho gạo trắng trong các bữa ăn nhờ những lợi ích về sức khỏe mà loại gạo này mang lại, thì việc học cách đong nước nấu gạo lứt lại càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, do đặc tính của loại gạo này cứng và khô, nên khi đong nước bạn sẽ cần tỷ lệ gạo:nước khá lớn, 1:1.8. Với loại gạo này, bạn nên đem ngâm trước khi nấu để khi ăn, hạt gạo được mềm hơn.

Cách đong nước nấu gạo lứt
Cách đong nước nấu gạo lứt – Nguồn: Internet

Một số lưu ý để nấu cơm dẻo ngon

Những lưu ý được Bảo Việt chia sẻ sau đây có tác dụng hỗ trợ việc đong nước và thổi cơm dẻo hơn, thơm ngon hơn. Vì vậy, bạn cũng nên ghi nhớ phần nội dung này.

Lưu ý về cách vo gạo

Vo gạo là một công đoạn quan trọng, nhưng lại ít ai chú ý xem cách vo gạo như thế nào mới là đúng. Việc vo gạo vừa là để làm sạch hạt gạo, loại bỏ bụi bẩn, vỏ trấu, các vi sinh vật có hại, vừa có tác dụng làm mềm hạt gạo, giúp gạo khi nấu được mềm, xốp và thơm ngon hơn.

Hướng dẫn cách vo gạo
Lưu ý khi vo gạo – Nguồn: Internet

Cách vo gạo chuẩn là chỉ cần đem gạo ngâm trong nước một lúc, sau đó dùng tay đảo nhẹ gạo, nhặt hết vỏ trấu, sau đó gạn sạch cặn bẩn và nước đi là được. Hoặc có thể cho gạo vào rổ có lỗ nhỏ thoát nước, sau đó đặt dưới vòi nước chảy và vo nhẹ tay trong khoảng 2 phút để loại bỏ bột cám và bụi bẩn. Tránh chà xát hạt gạo mạnh tay, tránh vo gạo 2 lần nước, vì làm vậy là bạn đã triệt tiêu đi nhiều chất dinh dưỡng ở bên vỏ ngoài của hạt gạo.

Cần lau vỏ nồi trước khi đặt vào nồi nấu

Trong quá trình vo gạo hay đong nước, nước có thể bắn lên phần thành và vỏ nồi nấu. Nếu bạn không lau khô chỗ nước bắn này mà cứ thế đặt trực tiếp nồi nấu vào trong và cho nồi cơm điện hoạt động thì trong khi nấu, bạn sẽ nghe thấy tiếng “xèo xèo” phát ra từ bên trong do nước bị làm nóng. Điều này có thể là nguyên nhân gây chập cháy, không chỉ là nguy cơ hư hỏng nồi, mà còn có thể gây nguy hiểm tới bạn và những người xung quanh. Vì thế, hãy luôn đảm bảo rằng nồi nấu được khô ráo trước khi đưa vào nấu cơm.

Sử dụng nước nóng để nấu cơm

Một mẹo giúp cơm nhanh chín hơn sẽ là sử dụng nước nóng. Nếu bạn có sẵn nước nóng thì có thể tham khảo cách làm này, sẽ giúp thời gian nấu cơm giảm đi được một phần.

Nấu cơm bán quán với tủ cơm công nghiệp

Đối với các hàng cơm bình dân, quán ăn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, sẽ là bất khả thi để nấu lượng cơm lớn với nồi cơm điện. Do đó, các loại tủ cơm inox công nghiệp sẽ là trang thiết bị mà bạn cần có. Với các mẫu tủ này, thời gian chế biến sẽ vẫn được đảm bảo nhờ thiết kế khoang nấu khép kín. Trong khi đó, năng suất nấu có thể gấp được từ 4-8 lần nếu sử dụng các mẫu tủ cỡ lớn loại 12 khay hay 24 khay, mà thời gian nấu vẫn tương tự. Cơm chín đều dù cho có đặt ở khay gần khoang nước nhất hay xa nhất.

=> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm số lượng lớn mỗi ngày

Nếu bạn đang quan tâm đến việc sở hữu một mẫu tủ cơm để phục vụ bán hàng, hãy liên hệ ngay với Điện máy Bảo Việt nhé. Chúng tôi có sẵn đa dạng các mẫu tủ nấu cơm dùng điện, gas, và cả điện và gas 2 trong 1.

Sử dụng tủ cơm gas để nấu cơm tại Bảo Việt – Nguồn: Youtube Máy Bảo Việt

Với bài tổng hợp 3 cách đong nước nấu cơm của Bảo Việt, bạn đã tự tin hơn khi tiến hành chuẩn bị một bữa cơm hấp dẫn cho cả gia đình mình rồi chứ. Hãy thường xuyên ghé chuyên mục Góc ẩm thực của Bảo Việt để cập nhật thêm nhiều thông tin mới về ẩm thực nhé.

SẢN PHẨM GỢI Ý

Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 
Liên Hệ
 
 

Đừng quên chia sẻ các bài viết nhé!

Xin chào, tôi là Linh Phùng, chuyên gia về máy chế biến - bảo quản thực phẩm, đồng thời là một người có niềm đam mê ẩm thực. Được thực hiện, áp dụng các công thức chế biến độc đáo và sử dụng các thiết bị hiện đại để giúp các đầu bếp thực hiện các món ăn ngày càng nhanh chóng và hấp dẫn hơn chính là khao khát lớn nhất của tôi
""

Tìm thêm